Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

6 động tác cho khớp ngón tay linh hoạt, bớt tê mỏi

Những cử động lặp đi lặp lại trong quá trình làm việc hàng ngày như gõ phím, bấm chuột, cầm bảng điều khiển, v.v. có thể gây Hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này khiến bạn bị tê, cứng ngón tay, cổ tay và cánh tay. 

Tuy Hội chứng ống cổ tay rất phổ biến với những người đi làm, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và giảm tần suất bị tê cứng ngón tay với những động tác cho khớp ngón tay linh hoạt, bớt tê mỏi dưới đây cùng Mẫu tay.com

dong-tac-tap-ngon-ban-tay
Động tác cho khớp ngón tay linh hoạt

Bấm máy tính trong thời gian dài có thể gây tê, mỏi ngón tay (Nguồn: Christina Morillo tại Pexels)

Dấu hiệu Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh chạy từ cánh tay tới bàn tay bị chèn ép ở các khớp khửu tay, cổ tay. Các dấu hiệu đặc trưng của Hội chứng ống cổ tay:

  • Cầm đồ vật không chắc, thường xuyên làm rơi
  • Yếu các cơ của bàn tay
  • Tê, ngứa ran và đau ở ngón tay cái và ba ngón giữa
  • Đau và rát lan lên cánh tay
  • Đau cổ tay vào ban đêm cản trở giấc ngủ

Động tác cho khớp ngón tay linh hoạt

Nắm, mở bàn tay

Động tác nắm, mở bàn tay nhẹ nhàng có thể giúp các khớp ngón tay linh hoạt. Dây thần kinh cũng bớt bị chèn ép, gây cảm giác tê, yếu ngón tay. Để thực hiện, bạn hãy:

  1. Mở bàn tay, các ngón tay giơ căng ra hết mức có thể.
  2. Nắm ngón tay lại thành nắm đấm hờ, ngón cái nằm trên các ngón còn lại. Không siết ngón tay quá chặt, giữ trong 45 giây.
  3. Lặp lại động tác 5 lượt/lần.

Động tác này không gây đau cho bàn tay của bạn, và giúp ngón tay cử động linh hoạt hơn.

Gập ngón tay

Động tác này giúp tăng khả năng phối hợp vận động của gân và cơ ở ngón tay, cổ tay. Để thực hiện động tác này, bạn hãy:

  1. Đặt cánh tay và bàn tay thẳng trên mặt bàn, ngửa lòng bàn tay, ngón tay duỗi thẳng.
  2. Giữ cổ tay cố định, ngón tay từ từ gập vào lòng bàn tay.
  3. Từ từ duỗi lại ngón tay thẳng trên mặt bàn.
  4. Lặp lại 10 lần.

Chạm ngón tay

Động tác này giúp tăng sự hoạt của ngón tay cái. Để thực hiện, bạn hãy:

  1. Ngửa lòng bàn tay, ngón trỏ gập xuống dưới phía lòng bàn tay.
  2. Dùng ngón cái vươn ra giữ lấy ngón tay đang gập trong 5 giây.
  3. Thả ngón trỏ về vị trí ban đầu.
  4. Lặp lại động tác, với các ngón tay còn lại.
  5. Lặp lại 5 lần.
dong-tac-tap-ngon-ban-tay

Giãn các ngón tay

Động tác đơn giản này giúp bạn giãn các ngón tay sau thời gian dài co ngón tay bấm phím. Để thực hiện, bạn hãy:

  1. Đặt bàn tay trên mặt bàn phẳng, lòng bàn tay úp xuống.
  2. Ấn nhẹ lòng bàn tay xuống mặt bàn sao cho các ngón tay nằm thẳng trên mặt bàn. Động tác này nếu thực hiện đúng sẽ không làm bạn bị đau tay.
  3. Giữ trong 60 giây và sau đó đặt tay lại trạng thái thả lỏng.
  4. Lặp lại 5 lần trong ngày.

Giãn đầu ngón tay

Động tác này giúp đầu ngón tay bạn linh hoạt hơn. Để thực hiện, bạn hãy:

  1. Giữ bàn tay thẳng đứng trước mặt, lòng bàn tay hướng vào trong cơ thể.
  2. Gập các đầu ngón tay lại sao cho đầu ngón tay chạm vào phần trên cùng của lòng bàn tay, giữ trong 30 giây rồi thả lỏng.
  3. Lặp lại 05 lần.

Sử dụng dụng cụ tập tay

Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng các dụng cụ để tập luyện cơ tay, ngón tay, bàn tay. Đó có thể là quả bóng nhựa dẻo hoặc kìm tập cơ tay chữ A.

dong-tac-tap-ngon-ban-tay
dong-tac-tap-ngon-ban-tay

Bóng nhựa dẻo và kìm tập chữ A 

Một vài lưu ý khi sử dụng các dụng cụ này:

  • Bạn hãy tập đúng cách, không gây đau gân, cơ.
  • Bạn chỉ giữ trong vài giây mỗi lần và thả lỏng.
  • Bạn nên tập 10-15 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
  • Bạn nên tập lần lượt từng tay một để tay có thời gian nghỉ ngơi.

Tổng kết

Giống như các phần cơ bắp còn lại ở cơ thể, ngón tay và bàn tay cũng cần được tập thể dục, giãn cơ. Các động tác tập thể dục này rất đơn giản, dễ thực hiện và bạn có thể tập giữa giờ làm việc hay khi nghỉ ngơi để phòng, chống hội chứng ống cổ tay.

Nguồn: hangnguyen.net

Leave a comment